VNDIRECT cho rằng động lực tăng trưởng chính của ngành Phân bón trong 2019 là thay đổi chính sách thuế GTGT, cho phép các DN sản xuất phân bón được khấu trừ thuế đầu vào. Với chính sách mới, phân bón sẽ chịu mức thuế 5% nhưng nhà sản xuất có thể khấu trừ thuế đầu vào tương ứng, từ đó giảm giá vốn hàng bán và tăng biên lợi nhuận.
Thay đổi chính sách thuế GTGT có thể cải thiện triển vọng ngànhCTCK VNDIRECT vừa công bố báo cáo ngành phân bón với những kỳ vọng về sự phục hồi và hỗ trợ về chính sách. Theo VNDIRECT, động lực của ngành trong giai đoạn 2018-19 chủ yếu đến từ sự thay đổi chính sách thuế GTGT hỗ trợ cho toàn ngành, và thông tin thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp phân bón.
VNDIRECT cho rằng động lực tăng trưởng chính của ngành Phân bón trong 2019 là thay đổi chính sách thuế GTGT, cho phép các DN sản xuất phân bón được khấu trừ thuế đầu vào. Với chính sách hiện tại, phân bón được miễn thuế GTGT và các DN sản xuất phải ghi nhận thuế GTGT cho nguyên liệu đầu vào trong giá vốn hàng bán. Với chính sách mới, phân bón sẽ chịu mức thuế 5% nhưng nhà sản xuất có thể khấu trừ thuế đầu vào tương ứng, từ đó giảm giá vốn hàng bán và tăng biên lợi nhuận.
Mức tăng của biên LN gộp phụ thuộc vào: (1) tỷ lệ giá vốn hàng bán phải chịu thuế GTGT đầu vào của mỗi doanh nghiệp, và (2) mức thuế GTGT áp dụng với từng loại nguyên liệu đầu vào.
Dựa trên cơ cấu giá vốn hàng bán, VNDIRECT cho rằng các nhà sản xuất phân đơn như DPM, DCM, LAS, VAF sẽ hưởng lợi nhiều hơn từ thay đổi chính sách so với các nhà sản xuất phân phức hợp như SFG, BFC, do tỷ lệ giá vốn hàng bán chịu thuế GTGT của các DN này cao hơn (thường trên 50%). Trong khi đó, nguyên liệu đầu vào của các sản phẩm phân phức hợp chính là các loại phân đơn, hiện đang không chịu thuế GTGT.
Bên cạnh đó, nguyên liệu đầu vào chủ yếu của các DN sản xuất ure như khí, điện chịu thuế 10%, cao hơn mức 5% áp dụng cho phần lớn nguyên liệu đầu vào sản xuất phân lân (như các loại quặng). Do đó các DN sản xuất ure như DPM và DCM sẽ nhận được mức thuế khấu trừ cao hơn so với các DN sản xuất phân bón khác.
Vì sự thay đổi chính sách thuế GTGT sẽ ảnh hưởng đến toàn thị trường và nhu cầu phân bón phản ứng khá chậm với giá nên chúng tôi giả định người nông dân sẽ phải chịu toàn bộ thuế đầu ra (tương ứng với việc các nhà sản xuất tăng giá bán). Tuy nhiên, các doanh nghiệp dẫn đầu với thị phần lớn, thương hiệu tốt, có quyền quyết định giá nhất định như DPM, DCM, LAS và BFC sẽ có lợi thế hơn trong việc điều chỉnh giá bán trong trường hợp giá tăng có thể ảnh hưởng đến sản lượng.
- Giá phân bón ở Việt Nam rất cao vì phải “gánh” nhiều tầng đại lý (28.05.2019)
- Đắk Lắk: Phát hiện hơn 20 tấn phân bón hết hạn, không rõ nguồn gốc (20.05.2017)
- Giá phân bón tăng, nông dân lo lắng (01.01.1970)
- Nông sản rớt giá kéo theo thị trường phân bón trầm lắng (01.01.1970)
- Giá phân bón lại tăng chóng mặt (01.01.1970)